Việc tìm hiểu tên các loại trà rất quan trọng vì bản thân tên trà sẽ cung cấp cho người yêu trà nhiều thông tin. Theo thống kê ban đầu thì cả thế giới có khoảng 3.000 giống và chi trà khác nhau. Thế nên tên của trà cũng muôn màu muôn vẻ. Có một số loại danh trà thì có cả một truyền thuyết hay câu chuyện lịch sử đằng sau cái tên, có loại thì cái tên đơn giản chỉ là mô tả ngoại hình hay nơi cây trà lớn lên.
Tên các loại trà phổ biến
Phân loại theo phương pháp chế biến, có thể chia trà thành 6 loại cơ bản: lục trà, hồng trà, bạch trà, hoàng trà, trà ô long và trà Mạn Hảo.
Lục trà
Lục trà là gì?
Lục trà hay trà xanh là loại trà không trải qua quá trình lên men. Lá trà sau khi thu hái sẽ được sơ chế và sấy khô. Lục trà không trải qua công đoạn oxy hóa vì thế nước pha ra sẽ có màu xanh hoặc vàng, mang hương lúa non, đồng thời có vị chát, ngọt hậu.
Hương vị đặc trưng của lục trà là do nhóm chất polyphenol được giữ lại nhiều sau quá trình chế biến.
Công dụng của lục trà
Theo nghiên cứu khoa học của các chuyên gia, trong lục trà chứa hàm lượng chất EGCG cao. Đây là chất có tác dụng chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do – nguyên nhân gây bệnh ung thư.
Bên cạnh đó, chất EGCG trong lục trà đặc biệt tốt cho làn da và mái tóc như: Làm chậm quá trình lão hóa, Chống viêm da, giảm rụng tóc…
Trong lục trà có các nhóm chất polyphenol và catechins giúp bảo vệ và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Uống lục trà thường xuyên cũng giúp giảm cholesterol xấu, giảm nguy cơ đột quỵ, tai biến.
Ngoài ra, lục trà còn có tác dụng làm giảm khả năng mắc bệnh tiểu đường, giảm cân và tăng cường chức năng não…
Hồng trà
Hồng trà là gì?
Hồng trà là loại trà lên men. Điểm khác biệt lớn nhất của hồng trà so với các loại khác nằm ở việc loại trà này được lên men hoàn toàn. Quá trình lên men này biến đổi thành phần hoá học của lá trà tươi, giúp tạo nên hương vị cũng như màu sắc riêng của hồng trà.
Hồng trà với hương thơm đặc trưng, vị ngọt hậu, ít chát nên được rất nhiều khách sành trà ưa chuộng. Bên cạnh hương vị thượng hạng, hồng trà còn mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tác dụng của hồng trà
Bởi được lên men hoàn toàn nên hồng trà có thêm những thành phần riêng biệt so với các loại trà khác, đồng thời mang đến những lợi ích sức khỏe riêng.
Các loại trà được lên men như hồng trà Shan Tuyết có chứa nhiều nhóm chất theaflavin và thearubigin. Và hai nhóm chất này đều có khả năng chống oxy hoá rất tốt.
Trong hồng trà có chứa caffeine và L-theanine làm tăng sự nhanh nhạy và tỉnh táo của não bộ.
Nhóm chất polyphenol được tìm thấy trong hồng trà sẽ giúp chúng ta có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh. Vì nhóm chất này hỗ trợ dự phát triển của lợi khuẩn và hạn chế hoạt động của các hại khuẩn.
Bạch trà
Bạch trà là gì?
Bạch trà hay trà trắng là loại trà thường được làm từ búp của những cây trà cổ thụ được trồng ở vùng có độ cao lớn. Do điều kiện nhiệt độ ở những vùng này thấp nên búp trà thường có lớp lông mao trắng.
Bạch trà trải qua quá trình lên men thấp, khi pha cho sắc nước trắng, trong, hương vị thanh mát, thơm mùi cỏ sớm, vị chát dịu, ngọt hậu sâu.
Công dụng của bạch trà
Bạch trà được chế biến từ những búp trà cổ thụ còn nguyên lớp lông tơ trắng muốt qua quá trình chọn lọc kỹ lưỡng. Bạch trà chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và là loại trà có lợi cho sức khỏe nhất.
Bạch trà có khả năng chống lại các tế bào gây ung thư. Hợp chất flavonoids, một chất chống oxy hóa, ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư và ngăn chặn sự phát triển mới.
Hợp chất catechin, nhóm khác của chất chống oxy hóa, giúp giảm cholesterol có rất nhiều trong bạch trà.
Trong bạch trà có rất nhiều các chất chống oxy hóa giống như trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Giúp bảo vệ chống lại những vi khuẩn xâm nhập và các mầm bệnh. Từ đó chống lại cảm cúm, cảm lạnh.
Ngoài ra, bạch trà có thể làm giảm lượng đường trong máu, giúp ngăn ngừa và giảm bớt các triệu chứng của bệnh tiểu đường; Giảm căng thẳng và tăng sinh lực…
Hoàng trà
Hoàng trà là gì?
Hoàng trà hay trà vàng có công đoạn chế biến gần giống lục trà (trà xanh). Điểm khác biệt duy nhất là sau khi diệt men thì lá trà được chất đống và hấp nhẹ. Việc này khiến các phân tử chlorophyll (diệp lục) mất đi từ từ, giúp cho thành phần xanthophylls (màu vàng) hiện ra rõ ràng hơn. Thế nên cánh trà lẫn màu nước của hoàng trà đều có màu vàng óng.
Công dụng của hoàng trà
Ngăn ngừa ung thư hiệu quả, hỗ trợ điều trị những khối u ác tính.
Ngừa ngừa những bệnh lý về tim mạch, mạch vành, hạ cholesterol.
Điều trị chứng huyết áp cao, giảm nguy cơ đột quỵ.
Có tác dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
Có khả năng giải độc cho gan, thanh nhiệt cơ thể, chữa các bệnh lý về gan.
Phòng ngừa bệnh, căng cường sức đề kháng và kéo dài tuổi thọ.
Trà ô long
Trà ô long là gì?
Trà ô long là loại trà có công đoạn chế biến dài và đa dạng nhất. Trà Ô Long lên men thấp hay Ô Long xanh thường có độ lên men rơi vào khoảng 12-20%, Ô Long lên men cao hay Ô Long đen thì độ lên men có thể từ 40-80%. Tuỳ theo loại mà lên men mát hay nắng, lên men ngắn hay dài, vo viên hoặc không vo, ủ than hoặc không ủ…
Công dụng của trà ô long
Theanine là loại amino acids chịu trách nhiệm tạo ra umani hay hương vị cho trà, có tác dụng tạo cảm giác ngon miệng, giúp tăng cường khẩu vị. Các chất thơm trong trà giúp sảng khoái tinh thần, tác dụng giảm stress.
Caffein trong trà ở dạng kết hợp Tanat caffeine tan trong nước nóng tạo nên hương thơm và giảm vị đắng. Caffein trong trà có tác dụng dược lý giúp tỉnh táo, tăng hoạt động của tim, ngăn chặn sự đông máu…
Vitamin C (có trong trà xanh và oolong) giúp tăng cường sức đề kháng, ngừa cảm cúm. Vitamin E làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện làn da.
Polysaccharides đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng đường huyết, ngăn ngừa tiểu đường tuýp 2.
Acid Gama-AminoBityric (GABA) giúp hỗ trợ hạ huyết áp.
Fluoride và catechin giúp ngừa sâu răng, hơi thở hôi, bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Trà Mạn Hảo
Trà Mạn Hảo là gì?
Trà Mạn Hảo thuộc dòng trà bánh thượng hạng – là một danh trà quý của Việt Nam.
Điểm mấu chốt để tạo nên sự khác biệt của Trà Mạn Hảo nằm ở khâu chế biến. Sau khi làm héo và diệt men thì được làm khô bằng cách phơi nắng. Do được làm khô tự nhiên nên trà Mạn Hảo lại tiếp tục lên men một phần nhỏ khi phơi.
Sau khi làm khô, nếu được đóng bánh ngay thì gọi là Mạn Hảo sống. Còn sau khi làm khô, lá trà tiếp tục trải qua quá trình ủ trong khoảng 30 đến 50 ngày thì có Mạn Hảo chín.
Công dụng của trà Mạn Hảo
Trà Mạn Hảo được chia làm hai loại là Mạn Hảo sống và Mạn Hảo chín. Theo đó, trà Mạn Hảo lên men nhân tạo được gọi là trà Mạn Hảo chín, có tác dụng giảm cân. Trà chín rất giàu các nguyên tố vi lượng, polypeptide, các axit amin và khoáng chất, giảm thiểu chất kích thích đối với dạ dày.
Còn Trà Mạn Hảo sống được lên men tự nhiên trong thời gian dài. Trên thực tế công dụng thanh lọc cơ thể của trà sống là nhờ giàu polyphenol.
Người xưa đã đúc kết lại những hiệu quả đặc biệt của Mạn Hảo Trà trong việc phòng chữa bệnh bao gồm: lợi gan, sáng mắt, giúp tinh thần tỉnh táo, bổ não, bồi dưỡng sức khoẻ, có lợi cho tiêu hoá, giải độc, giảm đầy hơi, thanh nhiệt, tan đờm, tan mỡ, phòng bệnh, trừ bệnh, làm đẹp da…
Trà Mạn Hảo có chứa caffein giúp kích thích và duy trì sự tỉnh táo, tập trung cho hệ thống thần kinh trung ương, tim và các cơ. Bên cạnh đó, loại trà này cũng được sử dụng để giảm cholesterol nhờ một lượng nhỏ lovastatin.