Trà cổ thụ từ lâu đã được biết đến là dòng trà quý hiếm và có giá trị bậc nhất. Với những cây trà cổ thụ có tuổi đời trên vài trăm năm thì lá và đặc biệt là búp trà được người Trung Quốc chế biến và bán ra thị trường với giá vài tỷ đồng/kg. Tuy nhiên tại vùng Tây Bắc Việt Nam, với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tương đồng với vùng trà cổ thụ của Trung Quốc, cũng đã có cho riêng mình dòng trà cổ thụ trứ danh với những phẩm chất tuyệt vời.
Trà cổ thụ và dòng trà thượng hạng tại Trung Quốc
Đại Hồng Bào là thứ trà hảo hạng của Trung Quốc, được coi là loại trà đắt nhất thế giới với giá xấp xỉ 11 triệu Nhân dân tệ/kg, tương đương khoảng 37 tỷ đồng. Đây là loại trà được chế biến từ cây trà cổ thụ có tuổi đời từ vài trăm đến cả nghìn năm tuổi. Cây trà cổ thụ sinh trưởng ở vùng núi cao, quanh năm sương mù, mây phủ.
Tuy nhiên tại Trung Quốc, những cây trà cổ thụ còn rất ít. Chính bởi lý do này nên để có 1kg búp trà và chế biến thành trà khô sẽ tốn rất nhiều công sức, giá thành đắt hơn vàng ròng là điều đương nhiên.
Cũng bởi thực trạng khan hiếm nên trà cổ thụ Trung Quốc chỉ tiêu thụ trong nước và phục vụ cho những sự kiện trọng đại.
Vùng trà cổ thụ quý giá tại Tây Bắc Việt Nam
Vùng Tây Bắc – Việt Nam là một trong những cái nôi sản sinh ra những cây trà của thế giới. Núi đồi Tây Bắc quanh năm phủ sương mờ trắng với những đồi trà cổ thụ bạt ngàn là lợi thế riêng biệt không phải ở đâu cũng có được.
Tọa lạc ở độ cao từ 1400 đến 2100m so với mực nước biển là nơi những cây trà Shan Tuyết cổ thụ ra đời. Cây trà cổ thụ 300 năm, thậm chí là 500 năm tuổi đứng sừng sững giữa đất trời, sinh trưởng hoàn toàn tự nhiên, thấm đượm tinh hoa của trời đất chắt lọc qua hàng thế kỷ tạo nên những búp trà thơm ngon hảo hạng vô cùng quý báu.
Cây trà Shan Tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi vừa phải cắm sâu rễ vào lòng đất để hút chất dinh dưỡng nuôi cây, vừa phải chống chọi với cái lạnh và mây mù bao phủ quanh năm. Biên độ nhiệt ngày và đêm lớn cùng điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đặc biệt đã tạo cho trà chất lượng hảo hạng.
Chưa có bất cứ một nghiên cứu nào chỉ ra sự giống nhau giữa trà cổ thụ Việt Nam và trà cổ thụ tại Trung Quốc. Tuy nhiên, về thổ nhưỡng cũng như địa lý thì hai dòng trà này đều sinh trưởng trong rừng rậm, núi cao, với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tương đồng.
Điểm trà 37 – Bảo tồn và phát huy những giá trị của cây trà cổ thụ Việt Nam
Thấu hiểu những giá trị quý báu của trà cổ thụ và nhận thấy những lợi thế về trà riêng biệt chỉ có ở dòng trà cổ thụ tại vùng Tây Bắc Việt Nam, Điểm trà 37 – Không gian văn hóa trà Việt không ngừng nỗ lực với mong muốn đưa trà cổ thụ Việt Nam vươn tầm thế giới.
Trà cổ thụ kết tinh từ đất trời, mang những nét đặc trưng của vùng miền, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, trở thành đặc sản quý báu không đâu khác có được.
Điểm trà 37 – Không gian văn hóa trà Việt là nơi các chính khách, những người yêu trà, đam mê trà ghé thăm, thưởng trà và chia sẻ những câu chuyện về trà Shan Tuyết cổ thụ, về văn hóa và về cuộc sống đời thường.
Đến với Điểm trà 37 – Không gian văn hóa trà Việt, khách thưởng trà không chỉ được thưởng thức những loại trà cổ thụ thượng hạng với hương vị tinh tế nhất, được chiêm ngưỡng cách pha trà kỳ công, tỉ mỉ từ những người nghệ nhân. Mà còn có thể cảm nhận được những nét hoài cổ, đậm chất phương Đông toát lên từ những trà cụ, đồ vật gắn liền với văn hóa trà truyền thống.
Đọc thêm:
-
Xu hướng quà Tết 2021 – Quà tặng cuối năm đong đầy ý nghĩa
-
Những loại trà Shan tuyết quý hiếm tặng quà Tết Quý Mão 2023
-
Sự thật về Trà Shan tuyết cổ thụ trứ danh vùng Tây Bắc
-
Xu hướng quà Tết 2021 cho công ty – Hộp trà quà tặng
-
Phẩm trà trân quý gửi trao đến thầy cô giáo nhân ngày 20/11
-
Không gian thưởng trà tinh tế – Góc bình yên giữa lòng Hà Nội