Những điều cần biết về Trà Phổ Nhĩ thượng hạng

Trà Phổ Nhĩ được biết đến là loại trà với những dược tính quý báu, càng để lâu càng có giá trị và hương vị càng trở nên thơm ngon, độc đáo.

Trà Phổ Nhĩ là gì?

Trà Phổ Nhĩ được biết đến là loại trà ngon, giá trị và có nguồn gốc từ Phổ Nhĩ, một khu vực cận phía Nam Trung Quốc. Trà Phổ Nhĩ được chế biến từ lá của cây trà cổ thụ, đóng thành những bánh trà và để lên men tự nhiên.

Tại các tỉnh thuộc vùng núi Tây Bắc – Việt Nam, nơi có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tương đồng với Vân Nam đã sinh ra những cây trà Shan Tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi thấm đượm tinh hoa đất trời. Người Việt dùng lá của cây trà Shan Tuyết để chế biến ra những bánh trà Phổ Nhĩ thượng hạng.

Người Việt dùng lá của cây trà Shan Tuyết để chế biến ra những bánh trà Phổ Nhĩ thượng hạng
Người Việt dùng lá của cây trà Shan Tuyết để chế biến ra những bánh trà Phổ Nhĩ thượng hạng

Thời gian lên men trà Phổ Nhĩ có thể lên đến cả trăm năm, chính quãng thời gian lâu như vậy đã khiến vị chát của trà chuyển dần sang ngọt dịu, đồng thời tạo ra các vi sinh vật có lợi giúp giá trị dinh dưỡng có trong trà tăng cao. Do vậy, trà Phổ Nhĩ càng để lâu càng thơm ngon và càng có giá trị.

Quy trình chế biến trà Phổ Nhĩ

Trà cổ thụ phải được chế biến ngay sau khi hoàn tất quá trình thu hái. Từng công đoạn trong quy trình chế biến đều đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỳ công.

Công đoạn làm héo: Đây là công đoạn được kiểm soát vô cùng nghiêm ngặt. Lá trà được trải ra và phơi dưới ánh nắng mặt trời buổi sớm hoặc trên các khay trong nhà bằng hơi gió trong trường hợp thời tiết không thuận lợi. Công đoạn làm héo nhằm giảm độ ẩm trong lá trà, giúp trà dẻo hơn trong quá trình vò.

Từng công đoạn trong quy trình chế biến trà đều đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỳ công
Từng công đoạn trong quy trình chế biến trà đều đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỳ công

Công đoạn sao diệt men: Diệt men là giai đoạn mà “men” hay enzyme trong lá trà được loại bỏ. Trà Phổ Nhĩ được diệt men không hoàn toàn. Những lá trà cổ thụ sau khi làm héo được đưa vào sao trong máy hoặc đảo trà thủ công bằng tay trên chảo gang, nhờ vậy mà các thành phần tạo nên hương vị của lá trà không bị chuyển hoá bởi oxy trong không khí.

Công đoạn vò trà: Sau khi diệt men, lá trà phải trải qua công đoạn vò để lớp biểu bì cũng như hệ thống tế bào của lá trà bị phá vỡ, giúp giải thoát các thành phần hương vị của lá trà.

Công đoạn làm khô: Theo truyền thống, lá trà sau khi vò sẽ được làm khô bằng cách phơi nắng. Phơi nắng trọn vẹn mới đẩy hết hương trà, mang đến hương vị tinh tế. Tuy nhiên, để đảm bảo sản lượng cũng như tính đồng nhất trong hương vị, gần đây nhiều nơi đã sử dụng máy để làm khô lá trà.  

Trà Phổ Nhĩ sống và trà Phổ Nhĩ chín

Điểm mấu chốt để tạo nên sự khác biệt của trà bánh Phổ Nhĩ nằm ở khâu chế biến thành phẩm. Sau khi trải qua những công đoạn kỳ công, lá trà nếu được đóng bánh ngay và để lên men theo thời gian thì gọi là Phổ Nhĩ sống. Còn sau khi làm khô, lá trà tiếp tục trải qua quá trình ủ lên men trong khoảng 40 đến 60 ngày thì có Phổ Nhĩ chín.

Trà Phổ Nhĩ chín

Phổ Nhĩ chín phải trải qua quá trình ủ lên men. Công đoạn này bao gồm việc trà khô được chất thành đống, phun nước và phủ bạt để làm tăng sức nóng trong quá trình ủ.

Đôi khi trà Phổ Nhĩ chín thành phẩm được thêm vào trà mới ủ để kích thích hệ vi sinh vật phát triển nhanh hơn. Trà Phổ Nhĩ được xem là “chín” hoàn toàn sau khoảng thời gian 45 đến 60 ngày.

Phổ Nhĩ chín
Phổ Nhĩ chín

Công đoạn ủ lên men của Phổ Nhĩ chín nhằm mô phỏng quá trình lên men lâu năm của Phổ Nhĩ sống, nhưng thay vì chờ hàng chục năm, trà thành phẩm sẽ có sau 2 – 3 tháng.

Trà Phổ Nhĩ chín cũng có thể trữ lên men lâu năm, nhưng sự chuyển hóa về hương và vị sẽ không nhiều như trà sống.

Trà Phổ Nhĩ sống

Đối với Phổ Nhĩ sống, trà khô không trải qua quá trình ủ lên men mà được đóng bánh ngay. Chỉ những lá trà đẹp và nguyên vẹn mới được sử dụng để ép bánh. Lá trà khô được cân rồi cho vào những chiếc túi vải, sau đó đưa vào máy ép. Hơi nước từ máy khiến lá trà khô mềm và dai hơn, nhờ vậy lá trà quyện chặt với nhau thành bánh trà.

Phổ Nhĩ sống
Phổ Nhĩ sống

Sau khi ép bánh, trà được xếp lên kệ gỗ để khô từ từ. Sau khi bánh trà khô sẽ được mang đi bọc giấy, việc này giúp bánh trà Phổ Nhĩ vẫn được tiếp xúc với không khí, khi trữ lâu năm bánh trà sẽ chuyển hoá cả về hương vị lẫn thành phần hoá học.

Cách pha trà Phổ Nhĩ

Trà Phổ Nhĩ được đóng thành bánh nên khi pha phải dùng nước ở nhiệt độ cao từ 90 đến 95oC để phát huy hết hương và vị của trà. Nếu dùng nước nhiệt độ thấp, cánh trà không bung ra được sẽ làm nhạt nước trà.

Bước 1: Cắt bánh trà và tráng sạch ấm chén

Phổ Nhĩ được đúc thành bánh tròn chắc chắn nên cần dùng cây tách trà để lấy trà ra khỏi bánh với lượng vừa đủ để pha độc ẩm, đối ẩm hay quần ẩm.

Tráng sạch ấm và chén bằng nước sôi trước khi pha. Đặc biệt, đối với ấm trà nên tráng toàn bộ cả nắp và thân ấm. Đây là một bước vô cùng quan trọng trong cách pha trà Phổ Nhĩ.

Bước 2: Pha trà

Nước pha trà Phổ Nhĩ chuẩn có nhiệt độ từ 90 – 95oC. Cho 1 lượng trà từ 5 – 10gr vào ấm thể tích 150ml. Chế nước sôi vào tống, cho nhiệt độ giảm tới mức mong muốn, sau đó dùng nước này để pha trà. Đổ nước vào tống cũng là để xác định lượng nước vừa phải, hợp lý để pha.

Phổ Nhĩ được đóng thành bánh nên khi pha phải dùng nước ở nhiệt độ cao từ 90 đến 95 độ C để phát huy hết hương và vị của trà
Phổ Nhĩ được đóng thành bánh nên khi pha phải dùng nước ở nhiệt độ cao từ 90 đến 95 độ C để phát huy hết hương và vị của trà

Hãm trà từ 1-3 phút tuỳ theo lần nước và sở thích uống trà vị đậm hay thanh nhẹ.

Bước 3: Rót trà và thưởng thức

Xoay ấm trà nhẹ nhàng trên tay, sau đó rót tất cả nước trà vào chén tống, sau đó rót vào các chén quân.

Rót hết nước trà trong ấm. Khơi trà và để trà nghỉ 1 – 2 phút sau đó tiếp tục thêm nước. 5 – 10gr trà pha được 8 – 10 lần nước.

Cách trữ trà Phổ Nhĩ

Phổ Nhĩ là loại trà lên men, nên được lưu trữ trong môi trường thông thoáng, độ ẩm vừa phải và tránh mùi. Có thể bọc bánh trà trong gói giấy kraft (giấy xi măng) hoặc giấy cotton có khả năng thấm khí tốt.

Phổ Nhĩ là loại trà lên men, nên được lưu trữ trong môi trường thông thoáng, độ ẩm vừa phải và tránh mùi
Phổ Nhĩ là loại trà lên men, nên được lưu trữ trong môi trường thông thoáng, độ ẩm vừa phải và tránh mùi

Trà Phổ Nhĩ bảo quản đúng cách càng để lâu càng giá trị.

Cổ Mộc Trà – Trà bánh Phổ Nhĩ thượng hạng tại Điểm Trà 37

Cổ Mộc Trà tại Không gian văn hóa trà Việt – Điểm trà 37 thuộc dòng trà bánh Phổ Nhĩ thượng hạng. Với những giá trị quý báu, Cổ Mộc Trà xứng danh là “Tinh hoa trà Việt” cần được gìn giữ, phát triển và phổ biến đến với tất cả mọi người.

Tại Điểm trà 37, quý khách có thể thưởng thức Cổ Mộc Trà chín với hương thơm gỗ mộc, màu nước hổ phách bắt mắt, vị thanh ngọt êm dịu; hay Cổ Mộc Trà sống trầm lắng vị dư vị thời gian.

Cổ Mộc Trà – Trà Phổ Nhĩ chín tại Điểm trà 37
Cổ Mộc Trà – Trà Phổ Nhĩ chín tại Điểm trà 37
Cổ Mộc Trà – Trà Phổ Nhĩ sống tại Điểm trà 37
Cổ Mộc Trà – Trà Phổ Nhĩ sống tại Điểm trà 37

Bên cạnh đó, Cổ Mộc Trà – Trà Phổ Nhĩ tại Điểm trà 37 có giá trị cao, được đóng trong hộp gỗ tinh tế, phù hợp để làm quà tặng cuối năm gửi trao đến những người trân quý.

4.2/5 - (119 bình chọn)
Chat qua ZaloChat qua MessengerGọi điện thoại
Ất Tỵ
2025