Tiệc trà được hiểu đơn giản là bữa ăn nhẹ với các loại bánh, trái cây và nước uống. Trên thế giới, khi nhắc về tiệc trà, người ta nghĩ đến nhiều loại hình khác nhau. Chính vì sự đa dạng đó, tiệc trà vẫn luôn là một trong những sự lựa chọn hoàn hảo cho các sự kiện.
Tiệc trà được hiểu đơn giản là bữa ăn nhẹ với các loại bánh, trái cây và nước uống. Là loại hình tiệc rất phù hợp khi tổ chức những sự kiện khai trương, tri ân khách hàng, hội nghị, hội thảo… Thông thường, tiệc trà diễn ra vào giữa buổi tiệc nhưng cũng có nhiều sự kiện tổ chức vào đầu hoặc cuối.
Tiệc trà có thời gian diễn ra khá ngắn khoảng 30 – 45 phút. Giúp người tham gia được kết nối với nhau và giải toả căng thẳng giữa những sự kiện mang tính chất trịnh trọng.
Tiệc trà kiểu Anh
Tiệc trà kiểu Anh là một văn hóa thưởng trà truyền thống và rất đẹp của nước Anh. Tiệc trà kiểu Anh thường nặng về hình thức và kèm theo là một menu gồm các loại bánh độc đáo chứng tỏ sự cao sang, quý tộc và thịnh soạn.
Với nét quý tộc và thanh tao, tiệc trà từ khi du nhập vào Việt Nam rất được các bạn trẻ hưởng ứng. Họ chuyển dần từ cafe sang uống trà để thưởng thức nét thanh nhã của văn hóa trà Anh.
Tuy nhiên để tìm hiểu và thưởng thức trà Anh đúng chuẩn thì thật là điều không dễ dàng. Tiệc trà kiểu Anh được chia thành 2 khung giờ nhất định:
- High Tea: High Tea chỉ những buổi tiệc trà sau giờ làm, thời gian thích hợp để thưởng thức High tea sẽ trễ hơn so với Afternoon, sẽ diễn ra vào khoảng tầm 5 – 7 giờ tối các ngày trong tuần. Ngoài các loại bánh ngọt thì trong thực đơn High tea sẽ có thêm một vài món: sandwich cá hồi xông khói hay bánh mặn nhân thịt để thực đơn phong phú và phục vụ những thực khách có ý định dùng High tea thay cho bữa tối của mình.
- Afternoon tea: Đúng với tên gọi của nó, tiệc Afternoon tea thường diễn ra vào khoảng thời gian từ 2 – 4 giờ chiều các ngày trong tuần. Đây là khoảng thời gian gần bửa tối nên tất nhiên thực đơn cho tiệc Afternoon tea sẽ là những món ăn nhẹ, được trình bày nhỏ gọn dưới dạng Finger Food để thực khách có thể vừa thưởng thức trà nóng, vừa nhâm nhi món bánh lót dạ trước khi vào bửa ăn tối chính.
Tiệc Tea Break
Tiệc Tea Break là một loại hình tiệc trà đang rất thịnh hành tại Việt Nam vì sự đơn giản nhưng không kém phần sang trọng tao nhã.
Thực đơn của tiệc Tea Break chủ yếu cũng chỉ xoay quanh các loại bánh mặn, bánh ngọt, trái cây và nước uống.
Cách thức bày trí bàn tiệc Tea Break tuy không cần quá câu nệ cầu kì nhưng cũng cần phải thật đẹp, bắt mắt người sử dụng.
Tổ chức tiệc Teabreak phù hợp với hình thức tiệc đứng để tạo không gian thoải mái, linh động cho mọi người. Tiệc Tea Break thường được tổ chức với mục đích khai mạc buổi lễ, khai trương, hay diễn ra xuyên suốt sự kiện tùy vào mục đích. Giúp người tham gia có thể dễ dàng trò chuyện, kết nối với nhau, tăng sự thân thiết và giải toả căng thẳng giữa những sự kiện mang tính chất trịnh trọng.
Tiệc trà Nhật Bản
Tiệc trà là truyền thống đặc trưng của người Nhật Bản, những quy tắc trong việc thưởng thức trà vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay. Với người Nhật, tiệc trà là một hình thức uống trà để giải trí trong một bầu không gian tĩnh lặng, mà cả người chủ lẫn khách đều hướng đến sự thư giãn tinh thần và sự hòa hợp với thiên nhiên.
Tiệc trà Nhật Bản hay còn gọi là trà đạo, thường bao gồm: Usucha (trà loãng) và Ten Shin (bữa ăn nhẹ). Trong tiệc trà Nhật Bản cũng gồm 2 nghi lễ và Chaji là nghi lễ trang trọng hơn. Chaji bao gồm Kaiseki (bữa ăn chính), Koicha (trà đặc) cùng trà loãng bánh hoặc kẹo. Trà đạo Chaji kéo dài hơn 4 tiếng đồng hồ và mang nhiều ý nghĩa đặc biệt.
Cách thức uống trà của khách cũng được quy định nghiêm ngặt. Điều đáng chú ý ở đây là những thao tác, ngôn từ không những của chủ nhà mà kể cả của khách đều được hướng dẫn, luyện tập nhiều qua một trường lớp dạy trà đạo chính quy.
Qua nghi lễ của một buổi tiệc trà cũng như ý nghĩa, nét đặc sắc của trà đạo Nhật Bản, chúng ta có thể nhận biết thêm một số nét đặc trưng của nền văn hóa Nhật Bản cũng như tính cách của họ.