Dọc theo chiều dài đất nước, hình ảnh cây trà Việt Nam ghi dấu sâu đậm bởi thổ nhưỡng của từng vùng trà, bởi lối sống và thói quen canh tác, mang đến những nét riêng đậm đà hồn Việt.
Vùng trà Tây Bắc
Tây Bắc thu hút bởi cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ mà còn được biết đến là vùng lưu giữ những cây trà cổ thụ quý hiếm trăm năm tuổi.
Những nơi tọa lạc ở độ cao từ 1400 đến 2100m so với mực nước biển là nơi những cây trà Shan Tuyết cổ thụ ra đời. Cây trà cổ thụ 300 năm, thậm chí là 500 năm tuổi đứng sừng sững giữa đất trời, sinh trưởng hoàn toàn tự nhiên, thấm đượm tinh hoa của trời đất chắt lọc qua hàng thế kỷ tạo nên những búp trà thơm ngon hảo hạng vô cùng quý báu.
Búp trà cổ thụ săn chắc, trên bề mặt búp phủ một lớp lông tơ ánh bạc, phảng phất mùi tươi mới của núi rừng. Người dân bản địa thu hái tự nhiên và chế biến ra sản phẩm trà sạch với những phẩm chất tuyệt vời: nước vàng óng, vị đậm, hương thơm mạnh, hậu ngọt.
Vùng trà Thái Nguyên
Đây là vùng canh tác trà lớn nhất phía Bắc với đặc trung là giống trà lá nhỏ, sợi trà cong như móc câu, vị chát đượm, đậm đà.
Những đồi trà được nuôi dưỡng bởi điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng lý tưởng. Vùng trồng trà nổi tiếng nhất Thái Nguyên là xã Tân Cương với loại trà nõn tôm cao cấp. Địa thế đồi ở đây phù hợp cho sự phát triển của cây trà, mang đến hương vị trà thơm ngát, ngọt hậu sâu.
Vùng trà Bảo Lộc – Lâm Đồng
Với khí hậu ôn hòa mát mẻ quanh năm, Bảo Lộc được mệnh danh là “kinh đô trà” của Việt Nam. Cách Thành phố Đà Lạt 120km về phía Tây Nam, trà Bảo Lộc ngày nay là một thương hiệu nổi tiếng trên thị trường, đặc biệt là dòng trà ướp hương và trà Ô long.
Đọc thêm:
-
Trà khí trong nghệ thuật thưởng trà
-
Quà tặng ý nghĩa và đẳng cấp Tết Nhâm Dần 2022
-
Cây trà Shan tuyết cổ thụ – “Vàng xanh” từ vùng núi cao Tây Bắc
-
Vì sao nói trà xanh có khả năng ngăn ngừa và ức chế virus SARS-CoV-2?
-
Tiệc trà: Khi văn hóa trà Việt được phổ biến rộng rãi
-
Không gian sang trọng tinh tế bậc nhất Hà Thành cho khách hàng nữ nhân ngày 8/3