Ăn bánh trung thu và thưởng trà Shan tuyết – Xu hướng quây quần của gia đình Việt

Tết Trung Thu không còn xa lạ gì với người Việt, nó gắn liền với đời sống tinh thần của con người. Văn hoá ăn bánh trung thu với trà Shan tuyết cổ thụ hiện đang là xu hướng nhắm đến sự quây quần và ấm cúng của gia đình Việt.

Văn hoá ăn bánh Trung Thu – Thưởng trà Shan Tuyết cổ thụ

Ăn bánh trung thu và thưởng trà từ lâu đã trở thành nét văn hóa sâu sắc của người Việt
Ăn bánh trung thu và thưởng trà từ lâu đã trở thành nét văn hóa sâu sắc của người Việt

Tết trung thu là nét văn hoá của người phương Đông, là một trong 3 cái Tết lớn nhất của người Việt. Hàng năm, cứ đến rằm tháng 8 âm lịch là mọi người từ trẻ đến già lại vui vầy trong không khí đoàn viên. Mọi thành viên trong gia cùng ngồi quây quần bên nhau cùng nhau ăn miếng bánh, nhâm nhi chén trà, ôn lại những kỉ niệm.

Thói quen này đã hình thành từ lâu đời và đã trở thành nét văn hoá của Việt Nam. Trong vị ngọt từ bánh, có sự hài hoà của trà, trong màu sắc giản đơn của trà thì có sự cầu kỳ của bánh trung thu.

Nguồn gốc của việc ăn bánh trung thu – thưởng trà

Việc ngồi nhâm nhi một tách trà cùng bánh trung thu được xem là phong cách thưởng thức của giới quý tộc Anh hay thời vua, chúa, nữ hoàng. Tuy nhiên, phong cách dần được các khách sạn nhà hàng cải tiến đưa vào bữa trà theo phong cách Anh. Thú vui này dần đến với Việt Nam tưởng chừng phong cách này có nét Âu, sang trong không phù hợp với văn hoá đơn giản của người Việt. Vậy mà, phong cách này lại trở thành xu hướng vintage (phong cách cổ điển) gây bão khắp mọi nơi.

Nhiều bạn trẻ tìm hiểu về cách sống truyền thống, tao nhã và phong cách ăn bánh trung thu uống trà cũng bắt nguồn từ đó.

Xu hướng thưởng trà Shan tuyết mùa thu

Hiện nay theo xu hướng cafe takeaway dành cho người bận rộn, vội vã ở cuộc sống hiện đại, cafe tách mang vẻ sang trọng và tinh tế phảng phất sự từng trải. Ly cafe phin bên quán vỉa hè mang lại phong cách đơn giản, thường ngày trong cuộc sống. Còn thưởng thức trà cùng bánh trung thu lại mang đến sự thư giãn, tĩnh tâm và chậm nhịp cuộc sống.

Bởi trà vốn mang lại dư vị thư thái, nhẹ nhàng, êm dịu. Còn bánh trung thu mang lại vị ngọt theo nhân bánh một chút cho cuộc sống vốn nhiều khó khăn, cơ cực. Trà bánh hoa quyện vào nhau tạo thành hương vị có một không hai.

Ngày nay, các bạn trẻ cũng bắt đầu tìm kiếm cho bản thân mình một thú vui tao nhã của nhiều bạn trẻ. Ăn bánh uống trà cũng trở thành bộ môn nghệ thuật được mọi người ưa chuộng.

Chọn trà nào để phù hợp với dịp lễ tết là điều rất quan trọng. Nếu trà ngon cần đi cùng với bánh trung thu sẽ mang lại sự hài hoà hoàn hảo. Sau đây là loại trà cổ bạn có thể tham khảo cho một cái tết trọn vẹn.

Thanh tuyền trà kết hợp với bánh trung thu

Thanh tuyền trà thuộc dòng Hồng Trà Shan Tuyết cổ thụ không còn xa lạ gì với những người thưởng thức trà. Đây là loại trà đặc biệt không có vị chát so với các loại trà khác. Hương vị thơm ngọt dịu rất dễ uống, nên trẻ nhỏ và người già rất ưa thích. Ngoài ra, Thanh Tuyền Trà còn có tác dụng chống oxy hoá, chắc khỏe, cải thiện tim mạch,…

Thanh Tuyền Trà thuộc dòng Hồng Trà Shan Tuyết cao cấp
Thanh Tuyền Trà thuộc dòng Hồng Trà Shan Tuyết cao cấp

Mộc Đỉnh Trà – Bạch trà kết hợp với bánh trung thu

Bạch trà là loại dòng trà cổ thụ có hương vị ngọt, thanh kết hợp với bánh trung thu tạo thành điểm nhấn trong dịp tết. Mùi thơm đặc trưng tinh tế mà bạch trà mang lại giúp người thưởng thức tỉnh táo, thư thái. Tác dụng của bạch trà như giảm cân, bảo vệ tim mạch, đẹp da,….

Mộc Đỉnh Trà thuộc dòng Bạch Trà Shan Tuyết cao cấp, là kết hợp thú vị cùng bánh trung thu mùa trăng rằm
Mộc Đỉnh Trà thuộc dòng Bạch Trà Shan Tuyết cao cấp, là kết hợp thú vị cùng bánh trung thu mùa trăng rằm

Cổ Mộc Trà – Trà Phổ Nhĩ kết hợp với bánh trung thu

Cổ Mộc Trà - sự kết hợp tinh tế và thú vị cùng bánh trung thu
Cổ Mộc Trà – sự kết hợp tinh tế và thú vị cùng bánh trung thu

Cổ Mộc Trà – Trà Phổ Nhĩ được biết đến là loại trà đắt đỏ nhất tại Việt Nam. Hương vị của trà đậm đà, đặc trưng là ít loại trà nào có được. Tuỳ vào thời vụ mùa thu hay đông, sẽ cho búp trà rất nhau. Khi uống có vị mật ngọt, nước màu hổ phách cuốn hút. Tác dụng của trà giúp thư giãn, an thần, tăng cường hệ tiêu hoá,… Khi kết hợp với bánh trung thu tạo được sự hài hoà, êm dịu hòa quyện lẫn nhau.

Phương thức pha trà ngon tuyệt hảo

Để có 1 chén trà ngon là cần phải thật hiểu và có một quy trình kỹ lưỡng. Sau đây là những bước pha trà ngon khiến người thưởng thức nhớ mãi hương vị đậm đà.

  • Bước 1: Tráng sạch ấm trà và chén bằng nước sôi.
  • Bước 2: Cho khoảng 10-15g trà vào ấm
  • Bước 3: Đánh thức trà ( rót nước sôi ngập trà, đợi khoảng 10 phút đến khi trà toả ra).
  • Bước 4: Rót tiếp 150ml nước sôi ở nhiệt độ 80 -90 độ C vào ấm trà. Rồi có thể thưởng thức.

Điểm thưởng trà cổ tại Hà Nội

Tết trung thu là dịp tết chỉ diễn ra một năm một lần, vì vậy để chọn một điểm thử trà thơm ngon là điều rất quan trọng. Điểm trà 37 là sự lựa chọn lý tưởng, nằm trong quần thể dịch vụ Nhà hàng 37A Hùng Vương. Nghệ nhân pha trà có nhiều năm kinh nghiệm trong nghệ thuật pha trà khiến thực khách nhớ mãi hương vị vô cùng cuốn hút.

Không gian được bố trí theo phong cách cổ điển tạo cảm giác cho quý khách tìm lại dấu ấn xưa cũ giữa lòng Hà Nội. Sử dụng nguyên liệu gỗ và cây cảnh làm chủ đạo khiến người thực khách cảm thấy tĩnh tâm, yên bình đắm chìm vào vào thiên nhiên. Phong cách phục vụ nhân viên chu đáo, ân cần, luôn niềm nở với khách hàng.

3.2/5 - (149 bình chọn)
Chat qua ZaloChat qua MessengerGọi điện thoại